LỄ HỘI DỪA BẾN TRE LẦN THỨ IV NĂM 2015 ĐÃ THÀNH CÔNG
Chào bạn.
** Có rất nhiều bài hát nói vể vẽ đẹp của Bến Tre như “Đẹp lắm Bến Tre” của Duy Hải, “Bến Tre xanh biếc quê dừa”của Phan Huỳnh Điểu, hay “Hoa dừa nở giữa Thủ đô” của Quốc Nam, “Dáng đứng Bến Tre” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với những ca từ quen thuộc. Hình ảnh Bến Tre đã ăn sâu vào tâm trí của mọi người từ người con gái Bến Tre với nét đẹp dịu dàng đầm thắm đến những hình ảnh cây dừa rợp bóng mát quê hương. Ngoài phụ nữ thì Cây dừa cũng là hình ảnh quen thuộc mà người dân Bến Tre cũng đang muốn gửi cho các bạn một thông điệp qua các kỳ lễ hội dừa.
* Lễ hội dừa Bến Tre theo truyền thống được tổ chức lễ hội dừa khoảng 4 năm một lần và mốc thời gian vào khoảng tháng 4 hàng năm. Lễ hội dừa nhằm đưa các hoạt động lễ hội đến với nhân dân tham gia với quy mô khắp 100% địa phương cấp xã với sự tham gia của 100% ấp, khu phố các lực lượng đoàn viên, thanh niên, cán bộ, công chức cấp xã và các tổ chức tôn giáo trong tỉnh và cả ngoài tỉnh.
* Thông qua các kỳ lễ hội dừa Bến Tre thì hình ảnh người nông dân trồng dừa được tôn vinh, các doanh nghiệp kinh doanh ngành Dừa được vinh danh, vai trò nhà khoa học, nhà quản lý trong sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu dừa được nâng lên.
* Ngày 8-5-2015, UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức tổng kết Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ IV năm 2015. Gồm UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội, các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, các sở, ngành tỉnh tham dự. Lễ hội dừa năm 2015 lần này tiếp tục khẳng định vai trò và tầm quan trọng của cây dừa trong đời sống của người dân nông thôn cũng như vai trò của ngành công nghiệp dừa trong phát triển kinh tế của tỉnh.
* Kết quả năm nay Lễ hội Dừa đã được tổ chức thành công, hiệu quả, an toàn. Các khâu tổ chức lễ hội dừa được tiến hành bài bản, có chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo. Các hoạt động lễ hội dừa Bến Tre diễn ra phong phú, đa dạng, phát huy được vai trò chủ thể người tham gia lễ hội, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống xứ Dừa.
* Lễ hội dừa đã góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh cây dừa, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, tiếp thị sản phẩm dừa của tỉnh Bến Tre.
& Các hoạt động trong lễ hội dừa thiết thực, hiệu quả như hội chợ, triển lãm đã giới thiệu hàng nghìn các sản phẩm, thương hiệu dừa, mở rộng kết nối các doanh nghiệp với người tiêu dùng, doanh số bán ra hàng tỷ đồng.
& Thông qua các hoạt động tại các hội thảo, tiềm năng cây dừa Bến Tre được giới thiệu, mở ra cơ hội hợp tác, liên kết phát triển văn hóa – xã hội với các đối tác trong, ngoài nước. Đây có thể xem là tín hiệu cho tác động hiệu quả của lễ hội đối với việc quảng bá, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dừa. Ngoài ra lễ hội dừa còn có đêm thời trang dừa, đêm nhạc giai điệu xứ dừa….
& Lễ hội dừa năm nay, không gian Con đường Dừa được thiết kế với độ dài 400m, tổng diện tích 14.000m2, tại công viên Cái Cối, xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre, với ba phần chính gồm không gian trung tâm “Dừa mãi đơm bông,” không gian “Một thoáng quê Dừa” và không gian “Quê Dừa ngày mới.” Trong đó, điểm nhấn là không gian “Một thoáng quê Dừa”.
& Không gian “Một thoáng quê Dừa” hay Xứ dừa ngày xưa, tái hiện hình ảnh bình yên của nông thôn xứ dừa ngày xưa. Gợi nhớ công sức, mồ hôi của các thế hệ cha ông từ thủa khai hoang mở đất chắt chiu từng hạt lúa, củ khoai để có được mảnh đất trù phú, xanh tươi, rợp mát bóng dừa. Lễ hội dừa đã thể hiện xóm nhà dừa, chợ quê, đồng lúa, vườn dừa, cầu tre, bến nước…Hình ảnh Đôi quang gánh, cái rổ tre, trái mít, củ sắn… được bày bán trong các buổi chợ quê.
# Lễ hội dừa còn tái hiện cảnh xưa với đìa nước có nhiều hoa súng và cây cỏ dại. Tượng trưng cho không gian sản xuất, trồng trọt là đồng lúa vàng, vườn ươm giống dừa, vườn dừa sai trái. Cảnh vườn dừa, đồng lúa, bến thuyền, ao đìa đầy sen, hoa tươi, cỏ đẹp… tạo nên cảnh quê thanh bình.
# Đến với khung cảnh Một thoáng quê dừa của lễ hội dừa thì du khách như tìm về với tuổi thơ của mình qua những hình ảnh chú cào cào, con cá, chiếc nón… được các nghệ nhân trẻ tuổi khéo tay làm nên từ những cọng dừa, lá dừa với những chất liệu chủ yếu từ dừa, mang đậm chất dân gian xứ dừa, tạo nên sự gắn kết giữa cây dừa và con người, thể hiện niềm tin yêu mãnh liệt của con người với quê hương xứ dừa.
# Hình ảnh chợ quê của lễ hội dừa mô tả các hoạt động trao đổi, mua bán hàng nông sản, tiêu dùng. Các cơ sở là quầy, sạp, gánh hàng có tính tạm bợ, giản đơn như quầy bán bánh tráng phồng Sơn Đốc, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh chuối đập nướng… tạo nên không gian nông thôn xứ Dừa từ buổi đầu khẩn hoang đến lúc hình thành những xóm dừa.
# Đến với Lễ hội Dừa lần thứ IV năm 2015, quý quan khách gần xa sẽ tận mắt chứng kiến và cảm thụ đậm nét độc đáo riêng có về đời sống kinh tế – văn hóa và tinh thần của người dân ba đảo dừa xanh.
# Với ẩm thực bánh tráng Mỹ Lồng từ lễ hội dừa, một đặc sản từ dừa của Bến Tre. Dừa có thể làm nhiều loại bánh như bánh tráng, bánh phồng, bánh bò, da lợn, bánh tét, bánh dừa, bánh ít. Toàn bộ cây dừa đều quý bởi các bộ phận đều có giá trị của nó, từ nước dừa, cơm dừa, gáo dừa, vỏ dừa, chà dừa, mụn dừa, chỉ xơ dừa, thân dừa, rễ dừa… Bộ phận nào cũng có thể làm ra sản phẩm để tiêu dùng và xuất khẩu.
# Ngày nay, món ăn từ dừa ngày càng đa dạng, tạo thành nét văn hóa ẩm thực độc đáo và riêng có của người dân xứ dừa, có thể phục vụ quan khách thường ngày tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn. Đến với lễ hội dừa, tại khu ẩm thực dừa đường Hùng Vương, TP. Bến Tre, quan khách sẽ được trực tiếp hưởng thụ rất nhiều món ăn từ dừa như: bánh xèo nước cốt dừa, tép rang dừa, gỏi củ hủ dừa, gà luộc nước dừa, kem dừa, chè dừa…
# Đến với lễ hội dừa và Hội chợ triển lãm sản phẩm từ dừa tại khu tái định cư Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre đã giúp quan khách được mở tầm mắt và thêm một lần hiểu sâu sắc hơn về thành tựu kinh tế dừa của Bến Tre. Đặc biệt các sản phẩm mỹ nghệ dừa, xơ dừa, mụn dừa … hiện xuất khẩu trực tiếp với số lượng khá lớn.
# Lễ hội dừa cũng giới thiệu các mỹ phẩm từ dừa quen thuộc như dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, mặt nạ dừa…đã xuất khẩu trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh nghiệp Bến Tre đã sản xuất thành công sản phẩm mới có hàm lượng giá trị công nghệ cao, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu ngành dừa nói riêng và các mặt hàng nói chung của tỉnh là sữa dừa.
# Tại lễ hội dừa lần thứ IV năm 2015, bức tranh lễ hội không chỉ được tái hiện ở trung tâm thành phố Bến Tre mà còn diễn ra khắp 164 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Về với từng địa phương, quan khách gần xa sẽ được sống, làm việc và trải nghiệm thực tế thú vị hơn với người dân xứ dừa.
# Toàn bộ kinh phí tổ chức lễ hội dừa đều được xã hội hóa. Ngoài nguồn vận động trên 15,5 tỷ đồng, Ban tổ chức còn vận động đóng góp vào Quỹ an sinh xã hội 4 tỷ đồng.
# Lễ hội dừa lần này được người dân nhiệt tình tham gia, có tác động lan tỏa trong toàn tỉnh. Lễ hội dừa lần này cũng có tính chủ động hơn, chuẩn bị sớm, các hoạt động phong phú, đa dạng. Bước đầu đã khẳng định được thương hiệu Lễ hội Dừa Bến Tre. Tuy nhiên, Lễ hội cũng đã chỉ ra nhiều điều còn khiếm khuyết về sản phẩm du lịch cho tỉnh nhà.
==>> Là một người con, một người sinh ra và lớn lên tại quê hương Bến Tre tôi cảm thấy vui mừng và tự hào về những gì mà người dân và lễ hội xứ dừa đã và đang làm được.
Chúc người dân sống từ cây dừa có thể đứng lên và làm giàu!
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mr. Trương Lam Sơn
0918 407070
****************